Trang chủ

Thể dục thẩm mỹ

Tư vấn doanh nghiệp

Du Lịch

Tôn lợp

Vật liệu xd

Rao Vặt

Kinh nghiệm hay

Liên hệ

Đăng tin

Báo cáo thuế hàng tháng gồm những gì?

5.0/5 (1 votes)
- 33

Báo cáo thuế là việc kê khai những hóa đơn thuế GTGT đầu vào phát sinh quá trình mua hàng, mua dịch vụ và những hóa đơn bán hàng do doanh nghiệp phát hành là thuế GTGT đầu ra.

Báo cáo thuế hàng tháng

Báo cáo thuế được xem là cầu nối để cơ quan quản lý thuế nắm bắt được tình hình hoạt động của các doanh nghiệp. 

1. Báo cáo thuế hàng tháng gồm những gì?

Báo cáo thuế hàng tháng là hoạt động kê khai thuế gồm các loại thuế có phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp trong tháng, gồm có: Thuế GTGT, Thuế TNCN, Thuế TNDN, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn hàng tháng

Ngoại trừ kỳ báo cáo thuế bất thường, thì bộ báo cáo thuế theo tháng bao gồm các loại thuế có phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất và kinh doanh của một doanh nghiệp, gồm có: Thuế GTGT, Thuế TNCN, Thuế TNDN, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn.

1.1 Hồ sơ báo cáo thuế hàng tháng

Hồ sơ báo cáo thuế hàng tháng gồm những loại giấy tờ sau:

a) Hồ sơ thuế GTGT hàng tháng

Hồ sơ báo cáo thuế GTGT phụ thuộc vào phương pháp tính thuế GTGT là khấu trừ hay trực tiếp.

- DN kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:  

  • Tờ khai thuế giá trị gia tăng Mẫu số 01/GTGT.
  • Bảng kê hóa đơn hàng hóa dịch vụ bán ra mẫu số 01-1/GTGT
  • Bảng kê hóa đơn hàng hóa dịch vụ mua vào mẫu số 01-2/GTGT

- DN kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:  

+ Tính trực tiếp trên giá trị gia tăng: 

  • Tờ khai thuế giá trị gia tăng theo mẫu số 03/GTGT

+ Tính trực tiếp trên doanh thu:

  • Tờ khai thuế giá trị gia tăng mẫu số 04/GTGT
  • Bảng kê hóa đơn hàng hóa dịch vụ bán ra mẫu số 04-1/GTGT

b) Hồ sơ thuế TNDN 

Căn cứ vào kết quảng sản xuất, kinh doanh theo tháng, doanh nghiệp thực hiện tạm tính số tiền thuế cần nộp theo tháng, để cuối quý sẽ thực hiện tạm nộp số tiền thuế TNDN theo quy định.

Riêng loại thuế này thì doanh nghiệp không phải nộp theo bất cứ loại tờ khai nào cả.

c) Hồ sơ thuế TNCN

Các doanh nghiệp chọn kê khai thuế GTGT theo hình thức nào (tháng hay quý) thì sẽ áp dụng luôn kê khai thuế TNCN theo hình thức đó. Tờ khai thuế TNCN bao gồm:

- Tờ khai thuế TNCN mẫu số 02/KK-TNCN (cho Doanh nghiệp trả tiền lương)

- Tờ khai thuế TNCN mẫu số 03/KK-TNCN (cho Doanh nghiệp trả đầu tư vốn, từ chuyển nhượng chứng khoán,…)

d) Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn

Nếu doanh nghiệp đang sử dụng hóa đơn tự in, đặt in hay doanh nghiệp, đang sử dụng hóa đơn mua của cơ quan thuế thì phải Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo mẫu BC26/AC.

Các doanh nghiệp đang sử dụng hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định 119/2018/NĐ-CP và Thông tư 68/2019/TT-BTC thì không phải thực hiện việc Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn hàng kỳ nữa.

1.2 Các bước thực hiện làm báo cáo thuế tháng

Hiện nay việc báo cáo thuế hàng tháng đều được thực hiện chủ yếu qua mạng với sự hỗ trợ của phần mềm HTKK. Các bước thực hiện làm báo cáo thuế tháng như sau:

  •  Bước 1: Lập bảng kê của hàng hóa dịch vụ mua vào và bảng kê của hàng hóa dịch vụ bán ra.
  • Bước 2: Đăng nhập vào phần mềm HTKK
  •  Bước 3: Lập tờ khai thuế GTGT, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn và tờ khai thuế TNCN
  •  Bước 4: Kết xuất các tờ khai ra file “.xml”
  • Bước 5: Nộp báo cáo thuế qua trang thuedientu.gdt.gdv

1.3 Thời gian nộp báo cáo thuế hàng tháng

Thời hạn nộp báo cáo thuế tháng chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế đối với trường hợp khai và nộp theo tháng.

2. Các loại thuế doanh nghiệp phải nộp

Doanh nghiệp đóng thuế như thế nào là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm, đặc biệt là những cá nhân đang có nhu cầu thành lập doanh nghiệp. Hiện nay theo quy định của pháp luật, mỗi năm doanh nghiệp bắt buộc phải nộp 4 loại thuế gồm: thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân.

2.1 Thuế môn bài doanh nghiệp

Thuế môn bài là loại thuế đầu tiên và bắt buộc doanh nghiệp phải đóng. Thuế môn bài là một sắc thuế trực thu đánh trực tiếp vào giấy phép kinh doanh của tất cả các loại hình doanh nghiệp

a) Mức thuế suất thuế môn bài doanh nghiệp

Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 302/2016/TT-BTC và Nghị định 139/2016/NĐ-CP, mức thu lệ phí môn bài doanh nghiệp cụ thể như sau:

  • Trên 10 tỷ: Các tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng phải đóng mức thuế môn bài là 3 triệu đồng/ năm.
  • Dưới 10 tỷ: Các tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống phải đóng mức thuế môn bài là 2 triệu đồng/năm.
  • Đối với chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác phải đóng mức thuế môn bài là 1 triệu đồng/ năm.

b) Lưu ý khi đóng thuế môn bài doanh nghiệp

Lệ phí môn bài nộp theo từng năm và nộp ngay thời điểm doanh nghiệp thành lập. Quy định tại Thông tư 302/2016/TT-BTC thì doanh nghiệp thành lập từ 01/01 đến 30/06 phải nộp đủ 100% lệ phí môn bài. Nếu thành lập từ 01/07 đến 31/12 thì nộp 50% mức nộp lệ phí môn bài theo quy định.

Trường hợp chi nhánh doanh nghiệp mới thành lập nhưng chưa hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải nộp lệ phí môn bài trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của chi nhánh.

Mức thu lệ phí môn bài được thu dựa trên vốn điều lệ ghi trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Nếu doanh nghiệp thay đổi vốn đầu tư hoặc vốn điều lệ, mức lệ phí môn bài phải đóng sẽ dựa vào vốn đầu tư hoặc vốn điều lệ của năm trước liền kề với năm tính lệ phí môn bài.

2.2 Thuế giá trị gia tăng

Một loại thuế doanh nghiệp bắt buộc phải đóng tiếp theo là thuế giá trị gia tăng. Thuế giá trị gia tăng là một loại thuế gián thu đánh vào khoản giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông và tiêu dùng, được nộp tùy thuộc mức độ tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ.

Có 2 phương pháp tính thuế gtgt phổ biến hiện nay là: phương pháp trực tiếp hoặc phương pháp khấu trừ. Tùy vào doanh nghiệp lựa chọn phương pháp nào mà có cách tính thuế gtgt tương ứng, cụ thể: 

a) Cách tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ của DNTN

Số thuế GTGT phải nộp = Số thuế GTGT đầu ra - Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

Trong đó:

  • Số thuế GTGT đầu ra = Tổng số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên hóa đơn GTGT.
  • Thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên hóa đơn GTGT =  giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế bán ra x với thuế suất thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ đó.
  • Số thuế GTGT đầu vào = Tổng số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào ghi trên hóa đơn GTGT.

Tổng số thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ (bao gồm cả tài sản cố định) dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT, số thuế GTGT ghi trên chứng từ nộp thuế của hàng hóa nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài.

b) Cách tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp của DNTN

Số thuế GTGT phải nộp = Tỷ lệ % x với doanh thu 

Trong đó:

  • Tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu được quy định theo từng hoạt động như sau: 

+/ Phân phối, cung cấp hàng hóa: 1%

+/ Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%

+/ Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%

+/ Hoạt động kinh doanh khác: 2%. 

  • Doanh thu để tính thuế GTGT là tổng số tiền bán hàng hóa, dịch vụ thực tế ghi trên hóa đơn bán hàng đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT bao gồm các khoản phụ thu, phí thu thêm mà cơ sở kinh doanh được hưởng. 

Trường hợp cơ sở kinh doanh có doanh thu bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT và doanh thu hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu thì không áp dụng tỷ lệ (%) trên doanh thu đối với doanh thu này.

2.3 Thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu, đánh vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác theo quy định của pháp luật.

Công thức tính thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp được tính như sau:

Thuế TNDN phải nộp = (Thu nhập tính thuế – Phần trích lập quỹ KH&CN (nếu có)) x Thuế suất TNDN

Trong đó:

  • Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Thu nhập được miễn thuế – Lỗ kết chuyển theo quy định
  • Thu nhập chịu thuế = Doanh thu tính thế – Chi phí được trừ + Thu nhập chịu thuế khác theo pháp luật quy định.
  • Thuế suất của thuế thu nhập doanh nghiệp được căn cứ vào doanh thu của doanh nghiệp trong năm, cụ thể:
  • Doanh thu 20 tỷ đồng: Thuế suất 20%
  • Doanh thu trên 20 tỷ đồng: Thuế suất 22%
  • Một số trường hợp khác, mức thuế sẽ là 32%, 40%, 50%

2.4 Thuế thu nhập cá nhân

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính. Thu nhập hàng tháng của chủ doanh nghiệp phát sinh từ việc quản lý doanh nghiệp (do chính họ làm ra) thì chủ doanh nghiệp không phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp cá nhân.

Tuy nhiên những khoản thu nhập phát sinh khác thuộc diện phải chịu thuế thu nhập cá nhân thì chủ doanh nghiệp đó vẫn phải chịu thuế TNCN như thuê lao động ngoài, nhân sự công ty….Việc khấu trừ thuế thu nhập cá nhân thực hiện theo quy định tại thông tư 111/2013/TT-BTC như sau:

  • Đối với  cá nhân cư trú có hợp đồng lao động từ đủ 3 tháng trở lên: Khấu trừ theo biểu thuế lũy tiến từng phần và người lao động được tính giảm trừ gia cảnh trước khi khấu trừ. Doanh nghiệp trả thu nhập có trách nhiệm quyết toán thay cho các cá nhân có ủy quyền.
  • Đối với cá nhân cư trú không có hợp đồng lao động hoặc có hợp  đồng lao động dưới 03 tháng: Khấu trừ trực tiếp 10% tại nguồn trước khi trả thu nhập có tổng mức chi tra từ 2.000.000 đồng trở lên, không được tính giảm trừ gia cảnh nhưng được làm cam kết 02/CK-TNCN (nếu đủ điều kiện) để doanh nghiệp trả thu nhập tạm thời không khấu trừ thuế của các cá nhân này.
  • Đối với cá nhân không cư trú: Khấu trừ 20% trước khi trả thu nhập

Ngoài 4 loại thuế quan trọng trên, nếu doanh nghiệp kinh doanh những ngành nghề đặc biệt thì phải chịu thêm những khoản thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường, thuế nhập khẩu….

3. Lợi ích của việc sử dụng dịch vụ báo cáo thuế

Dịch vụ báo cáo thuế ngày một được các doanh nghiệp sử dụng nhiều bởi chúng có rất nhiều ưu điểm vượt trội dưới đây:

3.1 Nhân viên kế toán có nhiều kinh nghiệm

Tân Thành Thịnh là đơn vị cung cấp dịch vụ báo cáo thuế trọn gói tphcm, Công ty Tân Thành Thịnh hiểu rằng trình độ chuyên môn và năng lực của nhân viên là yếu tố tiên quyết giúp các doanh nghiệp hoàn toàn tin tưởng và lựa chọn chúng tôi. 

Vì thế khi sử dụng dịch vụ báo cáo thuế từ các đơn vị bên ngoài, bạn hoàn toàn an tâm bởi tay nghề cũng như năng lực nghiệp vụ, đảm bảo tiến độ công việc. 

Trong những tình huống phát sinh hoặc những nghiệp vụ khó, họ hoàn toàn có khả năng xử lý để giúp bạn hoàn toàn an tâm và tin tưởng. 

Hơn thế nữa họ cũng là người cập nhật nhanh chóng những điều luật, những thông tư mới và giúp các doanh nghiệp xử lý theo những thay đổi của nhà nước.

3.2 Đảm bảo tính ổn định và hiệu quả trong công việc

So với việc quản lý một nhân viên kế toán thì sử dụng dịch vụ báo cáo thuế có tính ổn định và đảm bảo tiến độ công việc cực cao, khi sử dụng các dịch vụ này bạn sẽ không còn lo lắng khi nhân viên nghỉ việc, nhân viên chưa thạo việc hoặc là nhân viên bận đột xuất. 

Giảm thiểu những rủi ro cũng như sai xót trong công việc. Đảm bảo tính hiệu quả và mang đến những kết quả nhất định. Hơn thế nữa, việc này còn tiết kiệm cho doanh nghiệp một khoảng chi phí về tuyển dụng, đào tạo nhân viên….mà bạn sở hữu một đội ngũ nhân sự có năng lực chuyên môn cao từ công ty dịch vụ.

3.3 Tiết kiệm chi phí và thời gian cho doanh nghiệp

Sử dụng dịch vụ báo cáo thuế bên ngoài, bạn sẽ tiết kiệm thời gian khá nhiều trong việc làm những công việc không thuộc phạm trù chuyên môn, tiết kiệm được khá nhiều thời gian và chi phí.

Dĩ nhiên dịch vụ báo cáo thuế là một đơn vị bên ngoài, điều này giúp bạn tinh gọn doanh nghiệp hơn và tiết kiệm được rất nhiều chi phí về đầu tư các thiết bị làm việc, phòng ốc…. 

Chi phí tuyển dụng một nhân sự kế toán chuyên môn cao để thực hiện công việc báo cáo thuế là không hề thấp, chưa kể đến là những người kế toán trưởng, kế toán tổng hợp có kinh nghiệm trong ngành thì còn cao hơn nhiều. 

Vì thế, đối với các doanh nghiệp mới thành lập, doanh nghiệp quy mô nhỏ hoặc các doanh nghiệp thường xuyên làm báo cáo thuế thì sử dụng dịch vụ báo cáo thuế trọn gói là một giải pháp cực kỳ hiệu quả và tiết kiệm chi phí.

4. Dịch vụ làm báo cáo thuế trọn gói - Tân Thành Thịnh

Với hơn 17 năm kinh nghiệm trong ngành kế toán – thuế. Công ty Tân Thành Thịnh là đơn vị cung cấp dịch vụ báo cáo thuế trọn gói với sự chuyên nghiệp và trách nghiệp cao trong công việc. Giúp mọi đối tác xử lý tất cả mọi vấn đề liên quan đến kế toán và thuế đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp cũng như thực hiện đúng và đủ nghĩa vụ thuế với nhà nước.

Với đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm thực chuyên môn cao, vững tay nghề, xử lý mọi tình huống khó một cách nhanh chóng và mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp và đúng pháp luật.

Hơn thế nữa, các nhân viên luôn nắm bắt được các sự thay đổi của các thông tư, nghị định mới nhất từ chính phủ, tổng cục thuế để nhanh chóng để hỗ trợ cho doanh nghiệp xử lý mọi vấn đề liên quan một cách triệt để và chính xác.

Mỗi nhân viên của công ty luôn nỗ lực hết mình để nâng cao kiến thức, kỹ năng để mang lại hiệu quả tốt nhất trong các công việc của công ty, mang lại sự hài lòng cho khách hàng.

Với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, chúng tôi đã và đang đồng hành cùng 20.000 doanh nghiệp trong và ngoài nước từ nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau xử lý mọi giấy tờ liên quan, giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và rủi ro trong việc thực hiện các báo cáo thuế.

Ngoài dịch vụ báo cáo thuế, Tân Thành Thịnh còn cung cấp các dịch vụ khác như là: 

  • Thành lập công ty Việt Nam
  • Thành lập công ty nước ngoài
  • Dịch vụ thay đổi, giải thể
  • Đào tạo kế toán
  • Chữ ký số
  • Khắc dấu
  • Hóa đơn điện tử
  • Giải pháp phần mềm hóa đơn điện tử
  • …..

Vì thế, nếu bạn đang có nhu cầu tìm kiếm một đơn vị cung cấp dịch vụ báo cáo thuế tại tphcm chuyên nghiệp và có tâm, sẵn sàng hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp xử lý mọi vấn đề thì còn chần chờ gì nữa mà không liên hệ ngay Tân Thành Thịnh để được hỗ trợ nhanh nhất.

>> Các công việc báo cáo thuế trọn gói cho doanh nghiệp tại Tân Thành Thịnh

  • Nhận chứng từ, kiểm tra chứng từ của doanh nghiệp phát sinh theo tháng, quý
  • Tư vấn về tính hợp lí, hợp lệ, hợp pháp của hóa đơn, chứng từ, các nghiệp vụ kế toán phát sinh.
  • Lập báo cáo thuế giá trị gia tăng hàng tháng, quý.
  • Lập báo cáo tạm tính thuế thu nhập doanh nghiệp hàng quý (nếu có).
  • Lập tờ khai thuế Thu nhập cá nhân (tháng/quý) (nếu có).
  • Lập và nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn hàng quý (nếu có).
  • Hạch toán và ghi chép sổ sách kế toán báo cáo cơ quan thuế.
  • Tư vấn chi phí tiền lương, BHXH theo quy định.
  • Lập báo cáo tài chính năm và các báo cáo liên quan.
  • Lập báo cáo quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp hàng năm.
  • Lập báo cáo quyết toán thuế thu nhập cá nhân.
  • Giải đáp các thắc mắc về thuế và kế toán cho doanh nghiệp và các bộ phận liên quan để cùng phối hợp hoàn thành tốt công việc.
  • Làm việc khi có yêu cầu của cơ quan thuế.
  • ….

Hi vọng với bài viết về dịch vụ báo cáo thuế sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích và góc nhìn cụ thể về các công việc của dịch vụ báo cáo thuế. Nếu bạn còn thắc mắc gì về dịch vụ báo cáo thuế hoặc các vấn đề liên quan đế sổ sách, giấy tờ, thuế…. Đừng ngần ngại liên hệ Tân Thành Thịnh để được hỗ trợ nhé.

Với hơn 17 năm kinh nghiệm thực tế từ việc hỗ trợ hơn 20.000 doanh nghiệp, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn để mang đến những giải pháp tốt nhất cho doanh nghiệp.

>> Các bạn xem thêm hướng dẫn kê khai thuế môn bài

Công ty TNHH Tư Vấn Doanh Nghiệp - Thuế - Kế Toán Tân Thành Thịnh

  • Địa chỉ: 340/46 Quang Trung, Phường 10, Quận Gò Vấp, TP HCM
  • SĐT: 028 3985 8888 Hotline: 0909 54 8888
  • Email: lienhe@tanthanhthinh.com

BÀI VIẾT LIÊN QUAN