Tư vấn doanh nghiệp là gì? Lưu ý các nội dung cần được tư vấn
Tư vấn doanh nghiệp là giải đáp toàn bộ những thắc mắc và cung cấp các giải pháp trong việc thành lập doanh nghiệp, thuế, kế toán, các vấn đề pháp lý…. để giúp doanh nghiệp có thể hoạt động và phát triển ngày một vững mạnh và thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ với nhà nước, hoặc hợp thức hóa các hồ sơ giải thể doanh nghiệp….
Ngày nay, việc tư vấn doanh nghiệp luôn được các doanh nghiệp lựa chọn hàng đầu để hỗ trợ tư vấn, theo dõi và đồng hành xuyên suốt cùng các doanh nghiệp trong việc thành lập công ty, tư vấn tài chính, kế toán thuế, giải đáp những vấn đề liên quan đến pháp lý trong từ dự án….
1. Doanh nghiệp là gì?
Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật để thực hiện các hoạt động mua bán, trao đổi, giao dịch…. trên thị trường nhằm đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp và xã hội.
Doanh nghiệp được thành lập phần lớn là để thực hiện mục tiêu kinh doanh và đem lại lợi nhuận. Doanh nghiệp có vai trò to lớn trong việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
1.1 Lợi ích của việc thành lập doanh nghiệp
Việc thành lập doanh nghiệp không chỉ mang lại những lợi ích cho chủ doanh nghiệp, cho các thành viên trong công ty mà còn mang lại những lợi ích cho xã hội, cụ thể:
a) Đối với chủ doanh nghiệp
Đối với chủ doanh nghiệp, việc thành lập doanh nghiệp mang lại những giá trị to lớn như sau:
- Hiện thực hóa ý tưởng kinh doanh, thõa mãn mục đích, ước mơ xây dựng sự nghiệp bằng con đường khởi nghiệp.
- Thành lập doanh nghiệp với đầy đủ tư cách pháp nhân sẽ được nhà nước bảo vệ quyền lợi, an tâm hoạt động kinh doanh.
- Tự do quản lý, điều hành và phát triển công ty theo những định hướng, kế hoạch và mục tiêu đề ra.
- Việc thành lập doanh nghiệp mang đến sự uy tín và tin tưởng với khách hàng, đối tác hơn, đồng thời dễ dàng kêu gọi vốn, và việc góp vốn được cơ quan nhà nước chứng nhận, mỗi thành viên góp vốn được bảo vệ quyền lợi.
- Nâng cao năng lực quản lý và điều hành của chủ doanh nghiệp. Mang lại lợi nhuận và tự do tài chính khi hoạt động kinh doanh phát triển tốt.
b) Đối với nhà nước
Nhà nước là cơ quan quản lý doanh nghiệp, khi thành lập doanh nghiệp sẽ mang lại những lợi ích cho nhà nước như sau:
- Mỗi doanh nghiệp là cầu nối cho sự phát triển kinh tế của đất nước, nhà nước thông qua tình hình hoạt động, kinh doanh của doanh nghiệp sẽ có những chính sách và điều kiện hỗ trợ cho sự phát triển chung của nền kinh tế.
- Doanh nghiệp phải đóng thuế, giúp bổ sung nguồn thu cho nhà nước.
c) Đối với xã hội
Việc thành lập doanh nghiệp đóng góp một phần quan trọng trong sự phát triển kinh tế, xã hội tại nơi đặt trụ sở kinh doanh, cụ thể là:
- Doanh nghiệp là một yếu tố không thể thiếu, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
- Cung cấp các sản phẩm, dịch vụ cho người dân với mức giá phù hợp nhất.
- Giúp giải quyết nhu cầu việc làm cho xã hội.
- Tạo sự cạnh tranh để giúp đưa chất lượng sản phẩm, dịch vụ ngày càng tốt hơn và giúp giảm giá thành.
- Tạo ra được nhiều sản phẩm mới, tốt giúp đáp ứng cuộc sống của xã hội.
1.2 Quyền lợi và nghĩa vụ của doanh nghiệp
Để thành lập được doanh nghiệp đúng theo quy định của pháp luật và hoạt động kinh doanh một cách hợp pháp thì doanh nghiệp cần phải tuân thủ những quyền lợi và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 7,8 – Luật Doanh Nghiệp 2020 như sau:
a) Quyền lợi của doanh nghiệp
Căn cứ Điều 7, Luật Doanh Nghiệp 2020 quy định về quyền của doanh nghiệp như sau:
- Tự do kinh doanh ngành, nghề mà luật không cấm.
- Tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh; chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh.
- Lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn.
- Tự do tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng.
- Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu.
- Tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
- Chủ động ứng dụng khoa học và công nghệ để nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh; được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
- Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp.
- Từ chối yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân về cung cấp nguồn lực không theo quy định của pháp luật.
- Khiếu nại, tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật.
- Quyền khác theo quy định của pháp luật.
b) Nghĩa vụ của doanh nghiệp
Điều 8, Luật Doanh Nghiệp 2020 quy định về nghĩa vụ của doanh nghiệp như sau:
- Đáp ứng đủ điều kiện đầu tư kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật và bảo đảm duy trì đủ điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.
- Thực hiện đầy đủ, kịp thời nghĩa vụ về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, công khai thông tin về thành lập và hoạt động của doanh nghiệp, báo cáo và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này.
- Chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và các báo cáo; trường hợp phát hiện thông tin đã kê khai hoặc báo cáo thiếu chính xác, chưa đầy đủ thì phải kịp thời sửa đổi, bổ sung các thông tin đó.
- Tổ chức công tác kế toán, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
- Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động theo quy định của pháp luật; không phân biệt đối xử, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người lao động trong doanh nghiệp; không ngược đãi lao động, cưỡng bức lao động hoặc sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật; hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động tham gia đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề; thực hiện các chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và bảo hiểm khác cho người lao động theo quy định của pháp luật.
- Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
1.3 Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
Với bất kỳ một doanh nghiệp nào được thành lập đều có những cam kết trách nhiệm đối với xã hội để góp phần vào sự phát triển chung của địa phương, và đất nước.
a) Trách nhiệm xã hội là gì?
Trách nhiệm xã hội là các cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua việc tuân thủ chuẩn mực về bảo vệ môi trường, bình đẳng về giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, trả lương công bằng, đào tạo và phát triển nhân viên, phát triển cộng đồng,… theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội.
Trách nhiệm xã hội là nghĩa vụ mà một doanh nghiệp phải thực hiện đối với xã hội. Có trách nhiệm với xã hội là tăng đến mức tối đa các tác dụng tích cực và giảm tới tối thiểu các hậu quả tiêu cực đối với xã hội.
b) Các yếu tố đánh giá trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
Các hoạt động, chương trình giúp đỡ các đối tượng xã hội như hỗ trợ người tàn tật, trẻ em mồ côi, xây dựng nhà tình nghĩa, ủng hộ đồng bào lũ lụt và thiên tai... là các hoạt động xã hội và là một phần trong trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được đánh giá dựa vào 4 yếu tố quan trọng: kinh tế, pháp lý, đạo đức và lòng bác ái
- Kinh tế: doanh nghiệp sản xuất và cung cấp những sản phẩm, dịch vụ chất lượng, an toàn mà xã hội cần, đáp ứng nhu cầu sử dụng, góp phần vào sự phát triển kinh tế chung của xã hội. Đồng thời tạo công ăn việc làm cho người lao động, tăng thêm phúc lợi cho xã hội.
- Pháp lý: thực hiện đầy đủ những quy định về pháp lý, pháp luật, điều điều tiết được cạnh tranh, bảo vệ khách hàng, bảo vệ môi trường, thúc đẩy sự công bằng và an toàn và cung cấp những sáng kiến chống lại những hành vi sai trái. Về cơ bản, nghĩa vụ pháp lý bao gồm năm khía cạnh: (1) Điều tiết cạnh tranh, (2) Bảo vệ người tiêu dùng, (3) Bảo vệ môi trường, (4) An toàn và bình đẳng, (5) Khuyến khích phát hiện và ngăn chặn hành vi sai trái.
- Đạo đức: là những hành vi, quyết định đúng, công bằng, vượt qua cả những yêu cầu pháp lý khắc nghiệt. Những hành vi và hoạt động mà xã hội mong đợi ở doanh nghiệp nhưng không được quy định trong hệ thống luật pháp, không được thể chế hóa thành luật.
- Lòng bác ái: Là những chia sẻ, là tinh thần giúp đỡ, là những hoạt động xã hội của doanh nghiệp góp phần phát triển xã hội.
2. Lưu ý trước khi thành lập doanh nghiệp
Có rất nhiều loại hình tư vấn doanh nghiệp như tư vấn thành lập doanh nghiệp, tư vấn thuế - kế toán, tư vấn tài chính, tư vấn giải thể doanh nghiệp. Mỗi loại hình đều có những vai trò quan trọng nhất định.
Trong đó, loại hình tư vấn thành lập doanh nghiệp được sử dụng phổ biến nhất, các doanh nghiệp thường được các đơn vị dịch vụ tư vấn hỗ trợ từ khâu chuẩn bị thành lập doanh nghiệp đến cả những vấn đề liên quan sau khi thành lập và vận hành để mang lại sự phát triển tốt nhất cho doanh nghiệp.
Để giúp bạn không phải thay đổi những thủ tục thành lập công ty về sau thì sau đây là những vấn đề cần xác định và chuẩn bị kỹ trước khi thành lập doanh nghiệp. Tùy vào mục tiêu kinh doanh, tiềm lực kinh tế, vốn của bạn mà có sự lựa chọn khác nhau.
2.1 Các nội dung cần được tư vấn
Để biết thêm thông tin chi tiết liên hệ dịch vụ tư vấn doanh nghiệp Tân Thành Thịnh để được hỗ trợ và giải đáp nhé.
a) Tư vấn lựa chọn ngành nghề kinh doanh
Khi có ý tưởng kinh doanh bạn cần xác định và lựa chọn ngành nghề kinh doanh cho phù hợp. Ngành nghề kinh doanh đúng và phù hợp sẽ giúp bạn hợp thức hóa các vấn đề về pháp lý, các chứng chỉ ngành nghề yêu cầu đồng thời chuẩn bị vốn, chiến lược kinh doanh…
Dịch vụ tư vấn doanh nghiệp sẽ xác định ngành nghề kinh doanh phù hợp và đưa ra những giải pháp chuẩn bị cho việc thành lập doanh nghiệp nếu là ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
b) Tư vấn lựa chọn loại hình doanh nghiệp
Có rất nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau, tùy vào nhu cầu, khả năng và điều kiện của cá nhân, chủ sở hữu mà các dịch vụ tư vấn sẽ hỗ trợ doanh nghiệp lựa chọn các loại hình phù hợp:
- Doanh nghiệp tư nhân: 1 cá nhân làm chủ.
- Công ty TNHH một thành viên: 1 cá nhân hoặc 1 tổ chức làm chủ (có thể thuê, mướn đại diện pháp luật)
- Công ty TNHH hai thành viên trở lên: Tối thiểu 2 cá nhân/ tổ chức – không quá 50 cá nhân/ tổ chức (có thể thuê, mướn đại diện pháp luật)
- Công ty cổ phần: Tối thiểu 3 cá nhân hoặc tổ chức trở lên (có thể thuê, mướn đại diện pháp luật)
- Công ty hợp doanh: có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty.
c) Tư vấn xác định vốn điều lệ công ty
Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp vốn và được ghi vào Điều lệ công ty, giấy phép kinh doanh khi thành lập doanh nghiệp.
Hiện nay, không có quy định số vốn tối thiểu (ngoại trừ những ngành nghê yêu cầu có vốn pháp định) hoặc tối đa. Số vốn này do doanh nghiệp tự đăng ký và không cần phải chứng minh bằng tiền mặt, tài khoản hay bất cứ hình thức nào khác.
Tuy nhiên, không phải vì thế mà doanh nghiệp có thể đăng ký vốn điều lệ tùy thích, việc này sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động kinh doanh, hồ sơ năng lực công ty về sau. Vì thế các đơn vị tư vấn doanh nghiệp sẽ hỗ trợ tư vấn lựa chọn mức vốn phù hợp với điều kiện ngành nghề kinh doanh, tiềm lực kinh tế để đảm bảo không ảnh hưởng về sau.
Đồng thời mức vốn điều lệ thành lập công ty cũng ảnh hưởng tới thuế môn bài hằng năm của doanh nghiệp. Tùy theo mức vốn điều lệ đăng ký sẽ có mức thuế môn bài khác nhau.
d) Tư vấn đặt tên công ty
Về cơ bản, việc đặt tên doanh nghiệp không ảnh hưởng gì đến các giấy tờ pháp lý. Nhưng tên doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự nhận diện của doanh nghiệp và những quy định của pháp luật. Nếu thay đổi tên của doanh nghiệp thì sẽ thay đổi toàn bộ mọi giấy tờ, thủ tục khi thành lập công ty.
Vì thế, đơn vị tư vấn doanh nghiệp sẽ hỗ trợ tư vấn và lựa chọn tên phù hợp nhất và tuân thủ theo quy định của pháp luật, cụ thể như sau:
- Tên Tiếng Việt: Phải có đầy đủ 2 thành tố là loại hình doanh nghiệp và tên riêng. Không đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký hoặc lhông sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp….trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó….
- Tên tiếng nước ngoài: doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên bằng tiếng Việt sang tiếng nước ngoài tương ứng. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.
- Tên viết tắt: được viết tắt từ tên bằng tiếng Việt hoặc tên viết bằng tiếng nước ngoài.
e) Tư vấn người đại diện pháp luật
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Vì là người trực tiếp chịu trách nhiệm chính trong mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, là người đại diện cho doanh nghiệp làm việc, ký kết giấy tờ, thủ tục với cơ quan nhà nước, với các cá nhân hoặc tổ chức khác. Nên bạn cần lựa chọn người có kinh nghiệm chuyên môn, có năng lực để vận hành doanh nghiệp.
f) Tư vấn xác định thành viên/ cổ đông góp vốn
Các thành viên/ cổ đông góp vốn là những người có thể quyết định sự tồn tại, phát triển hoặc giải thể doanh nghiệp. Hợp tác được những thành viên/ cổ đông đồng lòng, đồng quan điểm, lý tưởng sẽ là một trong những điều quyết định cho việc thành công của công ty và ngược lại.
Vì thế, việc lựa chọn thành viên/ cổ đông góp vốn ngoài việc đồng quan điểm, lý tưởng thì cần đảm bảo các quy định theo pháp luật. Hãy suy nghĩ, cân nhắc thật kỹ trước khi hợp tác với cá nhân/ tổ chức để cùng thành lập công ty
g) Tư vấn địa chỉ đặt trụ sở chính
Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc giao dịch của doanh nghiệp. Địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
Nếu nơi đặt trụ sở chưa có số nhà hoặc chưa có tên đường thì phải có xác nhận của địa phương là địa chỉ đó chưa có số nhà, tên đường nộp kèm theo hồ sơ đăng ký kinh doanh. Đồng thời theo quy định của pháp luật thì đối với trụ sở công ty thì tuyệt đối không được đặt tại chung cư, nhà tập thể.
1.2 Các lợi ích khi được tư vấn doanh nghiệp
Khi sử dụng dịch vụ tư vấn doanh nghiệp bạn chắc chắn sẽ nhận được những giá trị sau:
a) Thực hiện đúng quy định pháp luật
Dịch vụ tư vấn doanh nghiệp là đơn vị hiểu và nắm vững những quy định pháp lý của Việt Nam liên quan đến các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để thực hiện theo đúng quy định pháp luật, đồng thời giúp doanh nghiệp vận hành, phát triển vững mạnh.
b) Đồng hành tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp
Luôn có người cố vấn và đồng hành cùng doanh nghiệp để đưa ra các giải pháp hữu hiệu giúp hỗ trợ doanh nghiệp xử lý mọi vấn đề một cách chuyên nghiệp và đúng yêu.
c) Giảm thiểu rủi ro, tiết kiệm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp
Dịch vụ tư vấn doanh nghiệp giúp các công ty loại bỏ đi những rủi ro, những vấn đề ảnh hưởng đếm hoạt động của doanh nghiệp, mang tới sự an tâm và vững vàng trong sự phát triển của doanh nghiệp. Vì thế dịch vụ tư vấn doanh nghiệp được ví như những “bảo hiểm sức khỏe” của doanh nghiệp.
Ngoài ra, những kiến thức, những kinh nghiệm của những chuyên viên tư vấn doanh nghiệp sẽ giúp hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tối ưu công việc và mang lại hiệu quả kinh doanh, giúp tạo ra tiền và mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.
3. Sử dụng dịch vụ thành lập công ty hay tự đăng ký
Việc thành lập doanh nghiệp là cả 1 quá trình chuẩn bị và thực hiện mà không phải ai cũng thuận lợi hoàn tất nó, nếu bạn không có kinh nghiệm, bạn không nắm vững quy trình thực hiện thì chắc chẳn sẽ tốn rất nhiều thời gian và công sức. Vậy nên sử dụng dịch vụ thành lập công ty hay tự tay chuẩn bị hồ sơ và đăng ký?
3.1 Ưu và nhược điểm khi tự đăng ký thành lập công ty
a) Ưu điểm:
- Tự chuẩn bị hồ sơ, soạn thảo hồ sơ theo mong muốn.
- Chủ động về thời gian nộp hồ sơ và làm việc với các cơ quan ban ngành.
- Trực tiếp xử lý những vấn đề phát sinh khi đăng ký mà không phải qua đơn vị trung gian.
b) Nhược điểm:
- Mất nhiều thời gian và công sức để hoàn thiện hồ sơ.
- Không nắm vững trình thực thực hiện, không có kiến thức chuyên môn bạn sẽ gặp khó khăn trong việc tự đăng ký doanh nghiệp, việc này không chỉ tốn thời gian, chi phí mà còn có thể gây ra những rủi ro về sau cho công ty.
- Ảnh hưởng tới kế hoạch kinh doanh của bạn khi chậm đăng ký công ty.
3.2 Ưu và nhược điểm khi sử dụng dịch vụ thành lập công ty
a) Ưu điểm:
- Tiết kiệm thời gian, công sức và cả chi phí khi thành lập.
- Đảm bảo việc thành lập công ty 100% thành công.
- Tư vấn những vấn đề pháp lý chuyên nghiệp, bảo về quyền lợi và nghĩa vụ của công ty trước pháp luật.
- Hạn chế những thay đổi về sau, những rủi ro trong quá trình thành lập và vận hành doanh nghiệp.
- Đại diện doanh nghiệp làm việc với cơ quan ban ngành, xử lý những vấn đề phát sinh nhanh chóng, chuyên nghiệp.
b) Nhược điểm:
- Tốn chi phí thuê dịch vụ thành lập công ty.
- Tìm kiếm đơn vị thành lập uy tín, có tâm và trách nhiệm.
Như vậy, dịch vụ thành lập công ty là một giải pháp được các cá nhân, tổ chức đánh giá cao và lựa chọn bởi sự tiện lợi, chuyên nghiệp và đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp trước những quy định của pháp luật. Mọi vấn đề pháp lý sẽ được dịch vụ thành lập công ty hỗ trợ trọn gói, mang đến sự an tâm cho khách hàng.
3.3 Dịch vụ tư vấn thành lập doan nghiệp - Tân Thành Thịnh
Để giúp bạn tiết kiệm thời gian, chi phí cũng như thực hiện thành công các thủ tục, hồ sơ thành lập công ty một cách chuyên nghiệp, đúng quy định pháp luật, thì giải pháp dịch vụ thành lập công ty trọn gói là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay của các cá nhân, tổ chức có nhu cầu thành lập công ty.
Công ty Tân Thành Thịnh là một trong những đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm trong việc thành lập công ty uy tín tại tphcm. Tùy vào từng ngành nghề kinh doanh cụ thể, đội ngũ nhân sự Tân Thành Thịnh sẽ tư vấn và đồng hành để hoàn tất mọi hồ sơ thủ tục, giúp doanh nghiệp nhanh chóng ổn định và đi vào hoạt động hiệu quả.
Với tay nghề cao, nhạy bén trong việc cập nhật những thay đổi mới nhất từ các thông tư, nghị định, đội ngũ nhân sự Tân Thành Thịnh luôn đồng hành và cam kết mang lại quyền lợi cho doanh nghiệp tốt nhất. Giúp hạn chế mọi rủi ro, tiết kiệm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp.
Với kinh nghiệm 17 năm hoạt động và phát triển, Tân Thành Thịnh cam kết:
- Không phát sinh thêm bất kỳ chi phí nào.
- Hỗ trợ trọn gói thủ tục, hồ sơ.
- Thời gian hoàn thành hồ sơ nhanh chóng.
- Đảm bảo đúng những quy định pháp luật.
- Tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc liên quan.
- Đồng hành và hỗ trợ xử lý những vấn đề phát sinh.
Trên đây là những thông tin bài viết về kinh nghiệm thành lập công ty, hi vọng bài viết sẽ mang đến những thông tin hữu ích và giá trị cho bạn.
Nếu bạn còn thắc mắc gì những vấn đề trên hay đang tìm kiếm một đơn vị thành lập công ty uy tín vui lòng liên hệ trực tiếp Tân Thành Thịnh để được hỗ trợ nhanh nhất nhé. Với kinh nghiệm hơn 17 năm trong lĩnh vực kế toán, thuế doanh nghiệp, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.
>> Các bạn xem thêm các loại hình doanh nghiệp
Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ:
Công ty TNHH Tư Vấn Doanh Nghiệp - Thuế - Kế Toán Tân Thành Thịnh
- Địa chỉ: 340/46 Quang Trung, Phường 10, Quận Gò Vấp, TP HCM
- SĐT: 028 3985 8888 | Hotline: 0909 54 8888
- Email: lienhe@tanthanhthinh.com